Giá xăng dầu hôm nay 31/5: Cập nhật giá xăng dầu trong nước, quốc tế

9:05 - 31/05/23
0
80

Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 31/5/2023. Cập nhật giá xăng dầu thế giới mới nhất, giá dầu thô và các phiên điều chỉnh giá xăng

Giá xăng dầu thế giới hôm nay 31/5

Ghi nhận vào lúc 8h30 ngày 31/5 (giờ Việt Nam), Dầu Brent tăng 0,02 USD/thùng, tương ứng +0,03% ở mức 73.79 USD/thùng. Giá dầu WTI giảm 2,52 USD/thùng, tương ứng -3,45% ở mức 70.45 USD/thùng.

tm-img-alt
tm-img-alt

Giá dầu thô thế giới giảm khoảng 3% do những lo ngại về thoả thuận trần nợ của Hoa Kỳ đã hạ nhiệt tâm lý mạo hiểm của thị trường và các thông điệp trái chiều từ các nhà sản xuất lớn cũng che mờ triển vọng nguồn cung trước cuộc họp của họ vào cuối tuần này.

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về vấn đề trần nợ của Mỹ vào cuối ngày 27/5. Theo nội dung thỏa thuận, hai bên nhất trí đình chỉ việc áp trần nợ trong hai năm, đến ngày 1/1/2025. Nhưng để thỏa thuận này có hiệu lực cần sự thông qua của cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ trước ngày 5/6.

Tamas Varga của PVM Oil cho biết: “Một khả năng vỡ nợ sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc về kinh tế trong nước cũng như toàn cầu, điều này sẽ tác động xấu đến nhu cầu dầu mỏ”.

Thời hạn nợ gần trùng với cuộc họp ngày 4/6 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) và sự không chắc chắn về việc liệu họ có tăng cắt giảm sản lượng hay không trong bối cảnh giá sụt giảm gần đây cũng đang đè nặng lên thị trường.

Tuy nhiên, những lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 tới đây tăng lên sau khi lạm phát tăng nhanh hơn dự đoán trong tháng 4 đã hạn chế đà tăng của giá dầu.

tm-img-alt
Giá xăng dầu hôm nay 31/5 (Ảnh minh họa).

Thị trường đang hướng về cuộc họp chính sách của OPEC+ diễn ra vào ngày 4/6 tới, nhất là sau khi Saudi Arabia và Nga đưa ra những tuyên bố trái ngược nhau về khả năng thay đổi chính sách nguồn cung của nhóm. Nếu tiếp tục thực hiện cắt giảm, Saudi Arabia sẽ là nước phải thực hiện giảm phần lớn sản lượng dầu mỏ.

Các thành viên hàng đầu của OPEC và các đồng minh chính của họ đã đưa ra một loạt thông điệp trái ngược nhau về những động thái chính sách dầu tiếp theo. Điều đó khiến các chuyên gia khó dự đoán kết quả của cuộc họp tiếp theo của OPEC+ vào đầu tháng 6.

Tổng thống Nga mới đây cho biết trước mắt sẽ không có thay đổi nào trong chính sách sản lượng của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+. Bình luận này trái ngược với những phát biểu trước đó của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, vốn được giới đầu tư cho là lời cảnh báo về khả năng OPEC+ có thể cắt giảm sản lượng hơn nữa.

Bên cạnh đó, những lo ngại về khả năng tăng trưởng nhu cầu yếu hơn trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến dự đoán của giới đầu tư về thị trường dầu.

Trong một diễn biến khác, Saudi Arabia, nhà lãnh đạo trên thực tế của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ, bày tỏ căng thẳng với Nga vì đã không tuân thủ đầy đủ cam kết cắt giảm sản lượng để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, nguồn tin cho biết.

Bên cạnh đó, các quan chức của quốc gia vùng Vịnh phàn nàn với các quan chức cấp cao của Nga và yêu cầu họ tôn trọng các thỏa thuận đã đặt ra.

Đầu tuần này, Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia đã đưa ra cảnh báo cho các nhà đầu cơ dầu mỏ, báo hiệu cho thị trường rằng việc cắt giảm sản lượng tiếp theo đang được cân nhắc trong bối cảnh lo ngại về sự gia tăng mới nhất ở các vị thế ngắn và việc Nga không đáp ứng được việc cắt giảm tự nguyện như đã hứa.

Tính đến tuần trước, các nước thành viên đồng ý với thỏa thuận cắt giảm sản lượng trước đó của OPEC+ đã cắt giảm lượng dầu xuất khẩu 1,5 triệu thùng/ngày, trong khi lượng dầu xuất khẩu của Nga giảm 400.000 thùng/ngày so với mức đỉnh ghi nhận ngày 25/4.

Giá xăng dầu trong nước

Theo quyết định của liên bộ Công Thương-Tài chính, giá xăng dầu trong nước từ 15h ngày 22/5, giá xăng E5 RON92 tăng 357 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 499 đồng/lít; dầu diesel tăng 301 đồng/lít; dầu mazut tăng 296 đồng/kg, song dầu hỏa giảm 3 đồng/lít.

Cụ thể, giá xăng E5 RON92 tăng 357 đồng/lít, giá mới là 20.488 đồng mỗi lít; xăng RON95-III tăng 499 đồng mỗi lít, lên 21.499 đồng/lít; dầu diesel tăng 301 đồng, lên mức 17.954 đồng/lít; dầu mazut tăng 296 đồng, giá mới là 15.158 đồng/kg. Tuy nhiên, dầu hỏa giảm 3 đồng/lít, giá mới là 17.969 đồng/lít.

Liên quan tới Quỹ bình ổn (BOG), liên bộ quyết định trích lập với xăng, dầu ở mức 300 đồng/lít. Ở chiều ngược lại, dừng chi quỹ với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.

Như vậy, giá xăng đã tăng trở lại sau 3 lần giảm liên tiếp. Tính từ đầu năm, xăng dầu đã trải qua 15 lần điều chỉnh giá. Trong đó, 8 lần là tăng, 6 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Cũng trong kỳ điều hành lần này, nhà điều hành thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) đối với mặt hàng xăng E5RON92 ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước), xăng RON95 ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu diesel ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít (như kỳ trước); dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (như kỳ trước). Trong khi đó tiếp tục không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng, dầu.

Bảng giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩm Vùng 1 Vùng 2
Xăng RON 95-V 22.270 22.710
Xăng RON 95-III 21.490 21.910
Xăng E5 RON 92-II 20.480 20.880
DO 0,001S-V 18.810 19.180
DO 0,05S-II 17.950 18.300
Dầu hỏa 2-K 17.960 18.310

Nguồn tin: moitruongvadothi.vn

Quảng cáo