Giá vàng hôm nay 21/3/2023, giá vàng biến động, đà tăng có thể đã đi quá xa và quá nhanh. Nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng trở nên tồi tệ hơn, vàng có thể đạt mức cao kỷ lục. Vàng SJC tăng mạnh.
BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 21/3/2023 và TỶ GIÁ HÔM NAY 21/3
1. SJC – Cập nhật: 21/03/2023 08:29 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua. | ||
Loại | Mua vào | Bán ra |
SJC 1L, 10L | 66,750 ▼150K | 67,450 ▼150K |
SJC 5c | 66,750 ▼150K | 67,470 ▼150K |
SJC 2c, 1C, 5 phân | 66,750 ▼150K | 67,480 ▼150K |
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ | 54,900 | 55,900 |
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.5 chỉ | 54,900 | 56,000 |
Nữ Trang 99.99% | 54,700 | 55,500 |
Nữ Trang 99% | 53,650 | 54,950 |
Nữ Trang 68% | 35,894 | 37,894 |
Nữ Trang 41.7% | 21,296 | 23,296 |
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 21/3/2023
Giá vàng thế giới và giá vàng trong nước biến động mạnh.
Mở cửa phiên giao dịch sáng 20/3, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,65 – 67,35 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), tăng 150 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 150 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,35 – 67,37 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), giảm 350 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và 130 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.
Giá vàng hôm nay 21/3/2023: Giá vàng thích chơi trò ‘bập bênh’, kim loại quý vẫn tỏa sáng khi là ‘pháo đài an toàn’, vàng SJC tăng vọt. (Nguồn: Reuters) |
Trong khi đó, trên thị trường châu Á, trong phiên giao dịch chiều 20/3, giá vàng tại thị trường châu Á phục hồi giữa những lo ngại về lĩnh vực ngân hàng toàn cầu bất chấp nỗ lực giải cứu ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ) để ổn định thị trường.
Trong phiên chiều 20/3, giá vàng giao ngay có lúc tăng 0,1% lên 1.988,89 USD/ounce.
Ghi nhận của Báo Thế giới & Việt Nam, thời điểm 20h21’’ ngày 20/3 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới trên sàn Kitco tại 1.977,2 – 1.978,2 USD/ounce, giảm 12,1 USD/ounce so với phiên giao dịch trước đó.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 20/3:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,9 – 67,6 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,8 – 67,5 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,8 – 67,5 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,7 – 67,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,82 – 67,48 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 54,73 – 55,73 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 54,35 – 55,55 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với đầu giờ sáng 20/3, giá vàng SJC chiều cùng ngày tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết tăng 550 nghìn đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 230 nghìn đồng/lượng ở chiều bán ra.
Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank ngày 20/3, 1 USD = 23.750 VND, giá vàng thế giới tương đương 56,60 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra 11 triệu đồng/lượng.
Giá vàng biến động
Giá vàng giảm trong phiên giao dịch thứ Hai đầu tuần sau khi giá kim loại quý tăng trên mức cao nhất trong một năm là hơn 2.000 USD/ounce vào đầu ngày, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại về sức khỏe các ngân hàng trên thế giới và đặt cược ngày càng tăng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tạm dừng tăng lãi suất.
Theo đó, giá vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.975,33 USD/ounce vào lúc 10h35 GMT. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ tăng 0,8% lên 1.988,90 USD.
Giá vàng đã giảm hơn 1% sau khi tăng với mức tương tự lên mức cao nhất của kim loại này kể từ tháng 3/2022 là 2.009,59 USD, chỉ kém kỷ lục được thiết lập trong thời gian bắt đầu đại dịch Covid-19.
Carlo Alberto De Casa, chuyên gia phân tích bên ngoài tại Kinesis Money, cho biết: “Căng thẳng trên thị trường cùng với kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed sẽ bớt “diều hâu” hơn trong việc tăng lãi suất đang hỗ trợ giá vàng”.
Theo ông De Casa: “Nếu cuộc khủng hoảng ngân hàng trở nên tồi tệ hơn, thì vàng có thể đạt mức cao kỷ lục”, đồng thời cho biết thêm rằng thị trường đang chứng kiến hoạt động chốt lời sau khi chạm mức cao 2.000 USD – một mức kháng cự quan trọng.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngân hàng đang diễn ra, các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao quyết định chính sách của Fed vào ngày 22/3 tới. Các thương nhân đang định giá 59% khả năng Fed sẽ giữ lãi suất trong phạm vi hiện tại.
Vàng được coi là tài sản trú ẩn an toàn trong thời kỳ bất ổn tài chính, trong khi lãi suất thấp hơn làm giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi vốn không mang lại lợi suất.
Giá kim loại quý đã tăng hơn 100 USD/ounce sau sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon (SVB) có trụ sở tại Mỹ vào đầu tháng này, khiến ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sỹ Credit Suisse với 167 năm hoạt động “mắc bẫy”.
Chứng khoán châu Âu thoát khỏi mức thấp khi các công ty tiện ích và công ty khai thác tăng điểm, bù đắp một số tổn thất đối với cổ phiếu ngân hàng do thương vụ mua lại Credit Suisse của ngân hàng UBS với giá chỉ bằng một phần nhỏ giá trị thị trường.
Fitch Solutions cho biết trong một báo cáo: “Trong bối cảnh bất ổn tài chính toàn cầu tăng cao, chúng tôi cho rằng giá vàng sẽ biến động đáng kể trong những tuần tới. Giá kim loại quý sẽ tiếp tục tăng”.
Trước đó, theo Reuters, ngày 19/3, ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với giá 3,25 tỷ USD. Quyết định này được đưa ra sau khi chính quyền Thụy Sỹ sẵn sàng thay đổi luật để bỏ qua một cuộc bỏ phiếu của cổ đông về giao dịch khi các bên phải gấp rút hoàn tất thỏa thuận trước ngày 20/3 (giờ địa phương).
Yeap Jun Rong, nhà phân tích thị trường tại công ty dịch vụ tài chính IG, nhận định, môi trường rủi ro đang ở trạng thái mong manh và những nhà giao dịch vẫn chưa hoàn toàn tin rằng các động thái gần đây của chính quyền có thể ngăn chặn sự đổ vỡ của ngành ngân hàng. Do đó, vàng mất nhiều thời gian hơn để đảo ngược xu hướng tăng hiện tại.
Cũng theo phân tích của Reuters, vàng được giao dịch ở mức cao kỷ lục đối với một số loại tiền tệ vào thứ Hai và gần đạt mức cao nhất mọi thời đại đối với đồng USD sau khi tình trạng hỗn loạn của ngành ngân hàng khiến giá tài sản trú ẩn an toàn này tăng vọt 10% chỉ trong vài ngày.
Cổ phiếu và trái phiếu ngành ngân hàng tiếp tục lao dốc do lo ngại có thể nảy sinh thêm nhiều vấn đề sau khi một số ngân hàng Mỹ và Credit Suisse sụp đổ hoặc phải giải cứu.
Tính theo USD, vàng đã tăng cao tới 2.009,59 USD/ounce từ 1.815 USD/ounce vào ngày 9/3 và nằm trong tầm ngắm của mức cao nhất năm 2020 là 2.072,50 USD/ounce.
Trong các loại tiền tệ khác, các kỷ lục đã giảm. Lần đầu tiên vàng tăng trên 3.000 AUD/ounce và 165.000 Rupee/ounce Ấn Độ và được giao dịch quanh mức 1.880 Euro/ounce, chỉ kém 20 Euro so với kỷ lục giao dịch bằng đồng tiền này.
Nhà phân tích Rhona O’Connell của StoneX cho biết: “Tất cả chỉ là phòng ngừa rủi ro”.
Bà nói: “Nếu có điều gì khác xảy ra trong lĩnh vực ngân hàng, bạn có thể kỳ vọng vàng sẽ tăng cao hơn”.
Tuy nhiên, kim loại quý này đã giảm trở lại khoảng 1.980 USD/ounce vào lúc 12:30 GMT, với các chỉ số kỹ thuật cho thấy rằng đà tăng có thể đã đi quá xa và quá nhanh.
Mọi con mắt đều đổ dồn vào cuộc họp của Fed vào ngày 22/3 tới. Lãi suất Mỹ tăng đã gây áp lực lên vàng bằng cách tăng lợi nhuận từ các tài sản cạnh tranh như trái phiếu, nhưng các nhà đầu tư hiện tin rằng Fed phải giảm tốc độ hoặc ngừng thắt chặt chính sách để giảm bớt áp lực lên các ngân hàng, mặc dù lạm phát vẫn ở mức cao.
Chiến lược gia Nicky Shiels của MKS PAMP viết trong một báo cáo: “Sự thất bại của SVB trong tháng này là ‘một trò chơi thay đổi’ đối với vàng. Fed sẽ phải lựa chọn giữa lạm phát cao hơn hoặc suy thoái kinh tế/bất ổn tài chính và một trong hai kết quả là tăng giá cho vàng, điều này sẽ tạo ra mức cao nhất mọi thời đại”.
Nhà phân tích Ole Hansen của Saxo Bank cho biết, một số nhà đầu tư có thể bán vàng để kiếm lời trong ngắn hạn nhưng xu hướng tăng giá của vàng thỏi sẽ tiếp tục.