Những ngày đầu tháng 6/2023, giá cà phê robusta và arabica đồng loạt tăng. Yếu tố thời tiết không thuận lợi tại các vùng trồng cà phê lớn và nhu cầu mua kỹ thuật từ các quỹ đầu cơ đã thúc đẩy giá mặt hàng tăng, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất – Nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Giá cà phê hôm nay 26/6/2023
Giá cà phê thế giới tuần qua đồng loạt giảm mạnh phiên chốt tuần. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 58 USD. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao ngay tháng 7 giảm 20,05 Cent. Giá cà phê trong nước giảm trung bình 1.500 đồng/kg.
Theo dự báo của các chuyên gia, tuần này hợp đồng dư mua trên sàn London lớn sẽ cản trở đà hồi phục của robusta. Trong khi đó, thị trường New York đang vào vùng quá bán, có thể đầu cơ cần tăng mua lại. Diễn biến thị trường sẽ giúp giá cà phê arabica tăng rở lại kéo theo robusta khó giảm hơn nữa. Như vậy, đà tăng của cà phê tuần này là rất tích cực.
Cooxupé ở Brazil – Hợp tác xã cà phê lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu cà phê lớn nhất nước này thông báo, vụ thu hoạch năm 2023 đang có tiến độ tốt, cao hơn 2 năm trước.
Giá cà phê trong nước hôm nay 26/6 tăng 200 – 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Coffeeam) |
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần này (ngày 23/6), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe London giảm mạnh. Giá cà phê robusta kỳ hạn giao hàng tháng 7/2023 giảm 54 USD, giao dịch tại 2.738 USD/tấn. Kỳ hạn giao hàng tháng 9 giảm 73 USD, giao dịch tại 2.676 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình cao.
Sàn giao dịch cà phê arabica kỳ hạn tại New York giảm mạnh, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US New York kỳ hạn giao tháng 9/2023 giảm 5,4 Cent, giao dịch tại 164,85 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 12/2023 giảm 5,2 Cent, còn 163,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 26/6 tăng 200 – 300 đồng/kg tại một số địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Dự báo thời gian tới, giá cà phê thế giới sẽ được hỗ trợ nhờ các yếu tố thời tiết không thuận lợi tại các nước sản xuất. Dự báo Thời tiết của Trung tâm Khí hậu Quốc gia của Chính phủ Hoa Kỳ, có khả năng 90% xảy ra điều kiện thời tiết El Nino vào cuối năm nay, đe dọa xảy ra khô hạn cục bộ cho các nước sản xuất quanh vành đai Thái Bình Dương và gây mưa nhiều cho các vùng cà phê chính phía Đông Brazil và vùng cà phê Tây Phi.
Bên cạnh đó, lo ngại khả năng các NHTW lớn sẽ thực hiện một đợt tăng lãi suất mới trong khi nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn khiến đồng USD suy yếu, dòng vốn đầu cơ tiếp tục chảy về các hàng hóa, trong đó có cà phê. Nhu cầu về cà phê robusta ngày càng tăng do suy thoái kinh tế.
Từ cuối năm 2024, Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu cà phê trồng trên đất có nguồn gốc từ phá rừng và gây suy thoái rừng. Đây được đánh giá là một mối nguy lớn với ngành hàng tỉ USD của Việt Nam.
Trước đó, 4/2023, tại Hội thảo của ICO về chống phá rừng hồi tháng 4-2023, chuyên gia của Công ty ENVERITAS (tổ chức phi chính phủ phát triển bền vững của Mỹ) cho biết, trong số 90.000ha rừng Việt Nam bị mất năm 2021 có 8.000 ha nằm trong vùng trồng cà phê. Số diện tích này sẽ được theo dõi trong năm tới, nếu được dùng để trồng cà phê thì sẽ được coi là cà phê trồng trên đất phá rừng.
Theo Hiệp hội Cà phê – Cacao (Vicofa), EU là thị trường xuất khẩu quan trọng của cà phê Việt Nam khi khoảng 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu hằng năm của Việt Nam. Doanh nghiệp mua cà phê Việt Nam hầu hết là các tập đoàn lớn như Nestle, JDE, Newman, Louis Dreyfus…
Trong khi theo đánh giá của một nhà mua rất lớn ở châu Âu, tỉ lệ phá rừng để sản xuất cà phê tại Việt Nam chỉ chiếm chưa đến 0,1%, vì vậy cơ hội các sản phẩm cà phê của Việt Nam không vi phạm quy định của EU là rất lớn. Việc còn lại là Việt Nam phải thực hiện các yêu cầu của EU trong vòng 18 tháng nữa. Ngoài ra, thời gian gần đây giá cà phê trong nước lên mức 70.000 đồng/kg, mức cao nhất lịch sử, dẫn đến nguy cơ người dân phá rừng để trồng cà phê.