Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần ‘hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ’ của doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024, với khoảng 1.500 đại biểu từ nhiều quốc gia, nhiều ngành. Thủ tướng khẳng định, các diễn đàn được tổ chức ngày càng tốt hơn, toàn diện hơn, nhiều người tham gia hơn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nhật Bắc)

Thông tin trên được Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo, kết luận phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, các tỉnh/thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế. Phiên đối thoại diễn ra trong khuôn khổ HEF lần thứ 5, diễn ra chiều 25/9.

Trả lời cho câu hỏi: “Tại sao phải chuyển đổi?”, Thủ tướng cho rằng, tình hình thay đổi thì phải có cách ứng xử phù hợp, thích ứng để tiếp tục phát triển đi lên. Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả, phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán.

Về tình hình thế giới, Thủ tướng đánh giá, thế giới đang đối mặt những vấn đề toàn cầu, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn diện để giải quyết, trong đó có vấn đề chuyển đổi, ứng dụng cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

6 định hướng lớn

Nêu những vấn đề Việt Nam đã, đang chuyển đổi như thế nào và đã đạt được những kết quả gì, Thủ tướng cho biết, đến nay, Việt Nam đã hình thành được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Cùng với đó, Việt Nam cũng xác định 6 định hướng lớn:

Thứ nhất, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nguồn lực bên trong (con người, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài (vốn, khoa học công nghệ, quản lý, nhân lực chất lượng cao) là quan trọng, đột phá.

Thứ ba, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Thực hiện chính sách quốc phòng “4 không”.

Thứ tư, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thứ năm, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất.

Thứ sáu, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, toàn diện. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội.

Thủ tướng cho biết, trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ nhắc đến một số con số như quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 đạt khoảng 433 tỷ USD, đứng 34 trên thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất về quy mô thương mại quốc tế, thu nhập bình quân đầu người từ trên dưới 100 USD khi bắt đầu đổi mới tăng lên khoảng 4.30 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.

Trong 6 tháng năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,42%, ngay sau cơn bão Yagi Chính phủ đã có các giải pháp khắc phục và dự kiến GDP cả năm đạt 7%.

Thủ tướng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. (Ảnh: Nhật Bắc)

Có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TP. Hồ Chí Minh

Trả lời