Quân đội Israel sở hữu số lượng đáng kể thiết bị và vũ khí do Mỹ viện trợ. Tuy nhiên, thiết bị của Mỹ không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sa mạc khắc nghiệt mà Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) phải đối mặt.
Chính vì lý do nêu trên mà phần lớn các thiết bị và vũ khí của Mỹ trong biên chế Israel thường được sửa đổi sao cho phù hợp với các mục tiêu nhiệm vụ của IDF. Dưới đây là một số vũ khí độc đáo do Mỹ cung cấp trong biên chế lực lượng IDF.
MAPATS là tên lửa dẫn đường bằng laser. (Nguồn: Military-Today) |
Tên lửa chống tăng MAPATS
IDF từ lâu đã quan tâm sâu sắc với tên lửa dẫn đường chống tăng (ATGM). Để tiếp cận địa hình sa mạc dài bao quanh Israel, tên lửa chống tăng trở thành giải pháp hàng đầu có thể điều hướng luồng chiến đấu và là vũ khí phát huy uy lực hiệu quả.
Cuối những năm 70 của thế kỷ trước, Israel đã dần “thay máu” các tên lửa SS.10 và SS.11 của Pháp, bằng tên lửa TOW của Mỹ. Tuy nhiên, do tính chất dẫn hướng bằng dây, TOW bị giới hạn về phạm vi và không thể được sử dụng trong một số trường hợp.
Cụ thể, các vùng nước, cây cối và đường dây điện có thể làm gián đoạn đường dẫn của TOW hoặc gây nguy hiểm cho người vận hành. Do đó, người Israel đã phát triển một phiên bản TOW mang tên MAPATS sử dụng hướng dẫn laser để tránh những vấn đề này.
Việc sử dụng động cơ mới và đầu đạn cải tiến cũng cho phép nó tăng khả năng xuyên phá và tốc độ vượt trội so với bản TOW nguyên bản. MAPATS đã đạt được nhiều thành công khi xuất khẩu sang nước ngoài. Bên cạnh đó, quân đội Israel đang nghiên cứu và phát triển chủng tên lửa mới với thiết kế hoàn toàn bản địa.
Những khẩu Mekut’zrar carbines vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay. (Nguồn: National Interest) |
Biến thể Mekut’zrar từ M16
Ngoài TAR-21, các biến thể của M16 vẫn tiếp tục phục vụ trong IDF. Vào cuối những năm 80 và 90, những khẩu súng trường này là vũ khí chủ đạo của binh lính IDF, thay thế cho khẩu FN FAL và Galil.
Do tính chất các cuộc chiến diễn ra ở môi trường đô thị chật hẹp, những khẩu M16 lại có nòng quá dài nên Israel cần phải hiện đại hóa những khẩu súng trường này. Họng súng được cắt bớt còn khoảng 30cm với tên gọi mới là “Mekut’zrar”.
Thiết kế phần vỏ ngoài hướng đến sự thiết thực khi dùng dải vải quấn quanh các tay cầm bằng nhựa để làm cho chúng trông cứng cáp hơn và hạn chế trơn tuột khi bắn. Dòng súng carbines này có tính năng tương đối hiện đại, nhẹ và giá thành rẻ. Mekut’zrar carbines vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay song song với các phiên mới của M4 và dòng TAR-21 Tavor.
Matchbet M163 có thể bắn với tốc độ 3.000 vòng/phút hoặc 1000 vòng/phút. (Nguồn: DMW) |
Súng phòng không tự hành Machbet
Súng phòng không M163 VADS được coi là một cho giải pháp phòng không tầm ngắn chiến lược của quân đội Mỹ, cũng như phục vụ đắc lực cho quân đội Israel trong Chiến tranh Lebanon năm 1982. Ngoài việc tiêu diệt một chiếc MiG-21 của Syria, vũ khí này đã hỗ trợ lực lượng mặt đất trấn áp các khu vực thành thị và miền núi bằng các khẩu pháo 20mm có thể nã đạn khi đang di chuyển.
Trong khi chúng bị loại bỏ dần khỏi biên chế của Mỹ vào những năm 90 và được thay thế bằng M6 Bradley Linebacker – được bọc thép tốt hơn, Israel vẫn theo đuổi phát triển VADS của cho riêng mình dưới tên gọi “Machbet”.
Phiên bản súng phòng không tự hành này được lắp hệ thống theo dõi quang điện tử, radar tốt hơn và liên kết dữ liệu mạng ADA cho phép hoạt động hiệu quả trước nhiều loại mục tiêu và phản ứng nhanh nhạy.
Là vũ khí dựa trên nền tảng súng phòng không tự hành M163 VADS, Israel tiến hành nâng cấp vũ khí này nhằm mở rộng tầm bắn và tăng cường hỏa lực vũ bão. Matchbet có thể bắn với tốc độ 3.000 vòng/phút hoặc 1000 vòng/phút, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 4km và máy bay độ cao lên tới 8km.
Lực lượng IDF đã trình làng Machbet trước công chúng vào năm 1997 và không lâu sau đó nước này đã tiến hành giao dịch lô hàng đầu tiên thành công.
Một chiếc F-15I Ra’am. (Ảnh: Tomás Del Coro) |
Các biến thể của máy bay F-15
Israel là một trong những khách hàng đầu tiên của máy bay chiến đấu F-15. Vũ khí này đã đóng vai trò là trụ cột của Không quân Israel (IAF) trong suốt những năm cuối thập niên 1970 cho đến ngày nay.
Ngoài hiệu quả tuyệt vời trong vai trò không đối không trong Chiến tranh Lebanon năm 1982, F-15 còn được sử dụng trong Chiến dịch Opera và Chiến dịch Wooden Leg với nhiệm vụ tấn công tầm xa.
Israel đã mua các biến thể của F-15E Strike Eagle tấn công mặt đất từ Mỹ và đặt tên gọi bản địa là F-15I Ra’am. Họ cũng nâng cấp F-15 thế hệ thứ nhất và thứ hai của mình lên một tiêu chuẩn mới với các bộ phận và thiết bị điện tử do chính nước này sản xuất mang tên F-15 Baz Meshopar, hoặc Baz 2000.
Phiên bản nâng cấp bao gồm một radar mới với khả năng tương thích với tên lửa AIM-120 và Python của Israel, thiết kế lại buồng lái bằng vật liệu kính mới, đồng thời cải thiện khả năng tác chiến điện tử. Chương trình nâng cấp này kéo dài từ năm 1995 đến năm 2001, và những chiếc F-15 nâng cấp này dự kiến sẽ tiếp tục phục vụ trong tương lai.
Nguồn: https://baoquocte.vn/vu-khi-my-va-su-bien-tau-trong-quan-doi-israel-133671.html