Giá vàng hôm nay 21/12 leo lên trên mức quan trọng 1.800 USD khi đồng USD giảm và được dự báo còn giảm mạnh, sau động thái chính sách bất ngờ của BoJ và quyết định không bất ngờ của hàng loạt NHTW lớn khác. Trung Quốc âm thầm “đổi USD sang vàng” – dấu hiệu cảnh báo gì đã được gửi tới USD?
BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 21/12 và TỶ GIÁ HÔM NAY 21/12
1. SJC – Cập nhật: 20/12/2022 15:51 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua. | ||
Loại | Mua vào | Bán ra |
SJC 1L, 10L | 66,400 | 67,200 |
SJC 5c | 66,400 | 67,220 |
SJC 2c, 1C, 5 phân | 66,400 | 67,230 |
Vàng nhẫn SJC 99,99 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ | 53,200 ▲200K | 54,200 ▲200K |
Vàng nhẫn SJC 99,99 0.5 chỉ | 53,200 ▲200K | 54,300 ▲200K |
Nữ Trang 99.99% | 53,100 ▲200K | 53,800 ▲200K |
Nữ Trang 99% | 51,967 ▲198K | 53,267 ▲198K |
Nữ Trang 68% | 34,738 ▲136K | 36,738 ▲136K |
Nữ Trang 41.7% | 20,587 ▲84K | 22,587 ▲84K |
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 21/12
Giá vàng thế giới một lần nữa đã tăng 1% vượt lên trên mức quan trọng 1.800 USD vào ngày 20/12, khi USD giảm sau điều chỉnh chính sách bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), trong bối cảnh các nền kinh tế khác cũng cân nhắc về triển vọng đối với chiến lược lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Giá vàng giao ngay giao dịch trên sàn Kitco hiện là 1.814,8 USD/ounce, tăng mạnh 26,3 USD/ounce (1.47%) so với phiên liền trước, ghi nhận của TG&VN, vào 22g00 ngày 20/12 (giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn trong ngày tăng 1% lên 1.816,20 USD.
Han Tan, Trưởng bộ phận phân tích thị trường tại Exinity, cho biết, vàng giao ngay đang có một cơ hội tỏa sáng khác nhờ sự sụt giảm của USD, đồng thời cho biết thêm, “đợt giảm giá tiếp theo của USD sẽ đưa vàng giao ngay lên một chu kỳ cao mới qua 1.824,50 USD”. “Các nhà giao dịch và nhà đầu tư nên giữ giá tốt cho kim loại quý cho đến năm 2023, trong bối cảnh thị trường chuẩn bị cho triển vọng suy thoái của Mỹ, đi kèm chính sách xoay trục của Fed”, chuyên gia Han Tan tư vấn.
Chủ tịch Fed Jerome Powell tuần trước cho biết ngân hàng trung ương sẽ đưa ra nhiều đợt tăng lãi suất hơn vào năm tới, ngay cả khi nền kinh tế trượt dốc trước nguy cơ suy thoái.
Giá vàng thỏi đã giảm hơn 260 USD kể từ mức đỉnh hồi tháng 3, khi các ngân hàng trung ương tăng cường nỗ lực chống lạm phát tăng cao. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng thỏi không trả lãi. Trong khi đó, thị trường vàng hàng đầu thế giới – Trung Quốc vẫn đang gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19. Ngân hàng thế giới (WB) đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm tới đối với quốc gia tiêu thụ vàng thỏi hàng đầu này.
Giá vàng hôm nay 21/12: Giá vàng leo lên mức quan trọng, BoJ bất ngờ đổi lập trường, Trung Quốc âm thầm đổi USD lấy vàng?. (Nguồn: Thestreet) |
Trong khi đó, trương nước, giá vàng SJC trong nước đồng loạt đảo chiều tăng vào cuối phiên chiều qua 20/12.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 20/12:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,40 – 67,22 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,10 – 67,20 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,25 – 67,05 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,20 – 67,00 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại hệ thống Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,26 – 67,03 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,84 – 53,69 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,55 – 53,55 triệu đồng/lượng.
Dấu hiệu cảnh báo USD
Thông tin từ tờ Asiatimes mới đây cho biết, Trung Quốc có thể đang nhìn thấy một cơ hội vàng trong việc chuyển hướng dự trữ khỏi đồng USD, khi họ đang âm thầm bán phá giá USD để mua vàng, khi sức mạnh của đồng bạc xanh ngày càng trở nên khó đoán định.
Lý do được giới quan sát đưa ra rằng, quỹ đạo chính sách mà nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình theo đuổi trong những năm gần đây là quốc tế hóa Nhân dân tệ với tư cách là đối thủ hàng đầu của USD. Mục tiêu đó của Bắc Kinh không hề thay đổi, trong khi chính phủ các nước khác đang nhận ra rằng niềm tin vào đồng tiền dự trữ toàn cầu – USD đang giảm dần và một giải pháp thay thế cho USD là rất cần thiết.
Nhà kinh tế trưởng Clifford Bennett tại công ty chứng khoán ACY Securities cho biết, thị trường vàng đang cố gắng ổn định nhưng tiếp tục chịu áp lực bởi lạm phát và triển vọng về lãi suất của Fed. Trong khi đó, các ngân hàng trung ương ở châu Âu đã “nối bước” theo Fed trong việc giảm tốc độ tăng lãi suất, nhưng cũng ra một thông điệp rõ ràng tương tự, rằng các điều kiện tài chính sẽ tiếp tục thắt chặt ngay cả khi hoạt động kinh tế xấu đi.
Về dài hạn, George Milling-Stanley, Giám đốc chiến lược vàng tại State Street Global Advisors cho rằng, trong nửa đầu năm 2023, vàng sẽ ở trạng thái chờ. Vàng có cơ hội bứt phá khi vượt qua ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Các nhà chiến lược hàng hóa của RBC nói: “Cuộc chiến giằng co của vàng giữa kho lưu trữ giá trị thương mại do lạm phát và các yếu tố vĩ mô đó đã khiến giá giảm. Trong khi các nhà đầu tư phân bổ vàng đã giảm đáng kể và rủi ro vẫn còn, vì vậy, vàng sẽ có nhiều động lực hơn trong thời kỳ kinh tế khó khăn hơn, dường như đang ở phía trước”.
Trước mắt, Chiến lược gia hàng hóa Christopher Louney của Ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets nhận định: “Sẽ có một số cơ hội mua vào trong thời gian còn lại của năm 2022 và đầu năm 2023 để chuẩn bị cho sự thay đổi của một số yếu tố vĩ mô tiêu cực nhất đối với vàng”.