Ban Quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé: Bảo tồn và giữ rừng biên cương

Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé ở Điện Biên được đánh giá là khu dự trữ thuộc loại lớn của Việt Nam, có tính đa dạng sinh học cao và hệ sinh thái rừng phong phú, trở thành địa điểm du lịch khám phá thiên nhiên hấp dẫn.Diện tích Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé chiếm khoảng 45.581 ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 25.679,08 ha, phục hồi sinh thái 19.888,42 ha, dịch vụ hành chính 32,8 ha. Vùng đệm trải rộng 124.381 ha, là nơi sinh sống của một số dân tộc vùng cao như người Hà Nhì, Khơ Mú, Mông… với bản sắc văn hóa đậm đà

Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã tập trung, triển khai kịp thời các biện pháp tổ chức thực hiện và ban hành 35 văn bản về công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCCR; thực hiện chính sách dịch vụ môi trường rừng; Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp…..Đôn đốc, chỉ đạo các Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng các xã tham mưu giúp UBND xã ban hành các văn bản chỉ đạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng; quản lý lâm sản; PCCCR trên địa bàn được giao quản lý.

Về  công tác tuyên truyền,trong 6 tháng đầu năm đơn vị tổ chức được 38 buổi tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân các bản vùng đệm về các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành và của địa phương trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong đó tập trung chỉ đạo triển khai kịp thời, đầy đủ các nội dung của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Về Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng,Ban Công tác phối hợp giữa các lực lượng trong công tác tuần tra bảo vệ rừng đặc dụng.Ban quản lý Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé đã  tổ chức được 413 lượt tuần tra nghiêm túc công tác, phối hợp theo quy chế phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm – Đồn Biên phòng – Quân sự -Công an trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Mường Nhé;đồng thời chỉ đạo các Trạm quản lý bảo vệ rừng đặc dụng phối hợp với các nhóm nhận khoán bảo vệ rừng tổ chức tuần tra, kiểm tra bảo vệ lâm phần Khu dự trữ.

Về  Công tác phòng cháy chữa cháy rừng,Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Phương án phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2021-2025. Ngay đầu mùa khô đơn vị chủ động thực hiện kiểm tra ,bố trí lực lượng thường trực PCCCR, theo dõi phát hiện các điểm cháy rừng trên hệ thống trang thông tin trực tuyến của Cục Kiểm lâm để kịp thời có biện pháp chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra. Cử lực lượng thường trực trên địa bàn 05 xã vùng đệm để tiếp nhận thông tin báo cháy, kiểm tra, phát hiện sớm nguy cơ cháy rừng để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Trong 6 tháng đầu năm 2023, lâm phần Khu dự trữ thiên nhiên Mường Nhé không xảy ra vụ cháy nào làm thiệt hại đến diện tích rừng.

Về  Công tác theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đơn vị đã chủ động ứng dụng công nghệ viễn thám, ảnh vệ tinh trong giám sát rừng để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát rừng đồng thời xây dựng kế hoạch và tiến hành rà soát và kiểm tra, xác minh các điểm nghi ngờ biến động trên diện tích được giao

Về Công tác phát triển rừng Đơn vị tiếp tục thực hiện khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên (năm thứ hai) đối với diện tích là 776,49 ha. Đồng thời xây dựng kế hoạch rà soát đối với diện tích 424,79 ha trạng thái đất trống có cây gỗ tái sinh để đưa vào khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trong năm 2023.Phối hợp với trung tâm Truyền thông của Bộ Tài nguyên và môi trường triển khai thực hiện trồng rừng đặc dụng thuộc Chương trình “sống khoẻ góp xanh cùng Panasonic

Về Công tác nghiên cứu khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học, Phối hợp đoàn nghiên cứu của Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện điều tra thu thập các mẫu thực vật có mạch trong lâm phần khu bảo tồn  để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học.Thực hiện nội dung đã được phê duyệt trong Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030; trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các đơn vị có quan liên quan xây dựng trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông đề cương, dự toán kinh phí và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu thực hiện nhiệm vụ: “Điều tra hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo tồn một số loài thực vật đặc hữu, quý hiếm “

Về thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững Đơn vị đã ban hành về hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển cộng đồng vùng đệm Khu dự trữ năm 2022- 2023 từ nguồn vốn hỗ trợ thuộc chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững. Chỉ đạo các Trạm hướng dẫn các cộng đồng bản tổ chức họp dân thống nhất các nội dung đề nghị được hỗ trợ; trên cơ sở đề xuất của cộng đồng đơn vị đã phối hợp với UBND xã vùng đệm phê duyệt nội dung, kế hoạch, thực hiện chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững Về  Nhiệm vụ Cắm mốc phân định ranh giới rừng,phối hợp với các đơn vị có liên quan hoàn thiện Đề cương dự toán và lập Tờ trình trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phê duyệt Đề cương và dự toán thực hiện nhiệm vụ: “Cắm hoàn thiện hệ thống mốc phân định ranh giới rừng đặc dụng”

Nói về mục tiêu trong thời gian tới, Ban Quản lý quyết Tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công chức, viên chức, cộng đồng, người dân trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.Triển khai thực hiện có hiệu quả phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030, tăng cường tuần tra kiểm tra rừng không để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, xâm lấn rừng; giảm dần số vụ vi phạm so với năm 2022, xử lý kịp thời, hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lâm nghiệp.Thực hiện rà soát, điều chỉnh xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng năm 2023-2028; Duy trì nghiêm túc chế độ trực PCCCR; Cập nhật cấp dự báo cháy rừng;tiếp nhận, xử lý và xác minh các thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên hệ thống báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và của nhân dân.Tiếp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ chuyên môn và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ viên chức, người lao động.

Trả lời