DOANH NHÂN TRẦN VĂN MƯỜI

Doanh nhân – Kỷ lục gia Trần Văn Mười đón nhận bằng Tiến sĩ Danh dự Viện Đại học Kỷ lục Thế giới WRU (Kỷ lục – VietKings) Với vai trò là một Doanh nhân, bên cạnh việc phát triển thương hiệu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, Kỷ lục gia Trần Văn Mười cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và thực hành các giá trị Văn hóa mà Cha ông đã xây đắp và trao truyền cho con cháu hôm nay. Đó là thứ tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát huy trong xã hội hiện đại. Với việc sáng tác và lên ý tưởng chuyển thể thành công bài thơ “Con cháu Vua Hùng toàn cầu” thành 18 loại hình nghệ thuật gồm tân nhạc và các thể loại nhạc dân gian truyền thống của Việt Nam để biểu diễn, ông đã được WRU trao bằng Tiến sĩ Danh dự

Giữ gìn và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc

Trưởng thành từ xứ Thanh, nơi có bề dày về truyền thống lịch sử và văn hoá, doanh nhân Trần Văn Mười trở thành người khơi nguồn cảm hứng trong phong trào sáng tác ca khúc cho doanh nhân, lan tỏa tinh thần tự hào doanh nhân, tự hào là con cháu vua Hùng đi khắp thế giới, mở mang kinh doanh; lan tỏa trách nhiệm bảo vệ trái đất xanh trong cộng đồng doanh nhân.

Hai sáng tác thơ của ông là “Con cháu vua Hùng toàn cầu” và “Chung sức xây dựng trái đất xanh” được nhiều người yêu thích. Đặc biệt bài thơ “Con cháu vua Hùng toàn cầu” đã được chuyển thể thành 18 loại hình nghệ thuật, gồm tân nhạc và các thể loại nhạc dân gian truyền thống. Trong đó, có nhiều thể loại âm nhạc là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như: Hát xoan Phú Thọ, ca trù, quan họ Bắc Ninh, ví dặm Nghệ Tĩnh, Chầu văn, Bài chòi cùng một số làn điệu khác như dân ca Thanh Hóa, hò sông Mã, hát chèo, tuồng, hát ru… Riêng thể loại tân nhạc, bài hát được trình bày bằng 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.

Kỷ lục gia Trần Văn Mười được xem là một trong những doanh nhân góp phần khơi nguồn cảm hứng sáng tác ca khúc cho doanh nhân, lan tỏa tinh thần tự hào doanh nhân, tự hào là con cháu vua Hùng đi khắp thế giới, mở mang kinh doanh, lan tỏa trách nhiệm bảo vệ trái đất xanh trong cộng đồng doanh nhân nói riêng và xã hội nói chung. Hai sáng tác thơ nổi bật và để lại dấu ấn nhất đến nay của Ông là “Con cháu vua Hùng toàn cầu” và “Chung sức xây dựng trái đất xanh” với tầm nhìn lớn về lịch sử, khát vọng hòa bình được công chúng yêu thích. Với tâm niệm giữ gìn bản sắc dân tộc, doanh nhân Trần Văn Mười đã gửi vào bài thơ vô vàn những thông điệp ý nghĩa.

Với vai trò là một Doanh nhân, bên cạnh việc phát triển thương hiệu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, Kỷ lục gia Trần Văn Mười cũng đặc biệt chú trọng đến việc phát triển và thực hành các giá trị Văn hóa mà Cha ông đã xây đắp và trao truyền cho con cháu hôm nay. Đó là thứ tài sản vô giá cần được gìn giữ, phát huy trong xã hội hiện đại. Ông cho rằng, văn hóa dân gian là văn hóa gốc của dân tộc, sinh ra cùng với đời sống lao động của quần chúng nhân dân. Trải qua hàng ngàn năm, ông cha ta đã để lại một kho tàng đồ sộ các giá trị văn hóa nghệ thuật phong phú như ca dao, hò vè, các tín ngưỡng dân gian, các lễ hội, các ngành nghề thủ công truyền thống…. Đặc biệt là các giá trị Văn hóa Nghệ thuật biểu diễn độc đáo như Hò, Hát Xẩm, hát Xoan, Ca trù, Cải lương… đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền. Mỗi cá nhân phải có những hành động, việc làm thật cụ thể như lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó là mệnh lệnh thiêng liêng mà các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau phải hết sức coi trọng giữ gìn, xây dựng và phát triển, làm cho Tổ Quốc ta ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn và mãi trường tồn cùng nhân loại tiến bộ.

Xuất phát từ mong muốn đóng góp gì đó ý nghĩa cho quê hương, đất nước, kêu gọi các thế hệ về lòng biết ơn Tổ tiên, Ông bà, các thế hệ tiền nhân đã dày công xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, doanh nhân – Kỷ lục gia Trần Văn Mười đã sáng tác Bài thơ “Con cháu vua Hùng toàn cầu” và nỗ lực kết hợp các nghệ sĩ để chuyển thể thành công thành 18 hình thức âm nhạc gồm tân nhạc và các thể loại nhạc dân gian truyền thống đặc sắc của Việt Nam. Con số 18 cũng tương ứng với 18 đời Vua Hùng của triều đại Hùng Vương. Đặc biệt, trong đó phải kể đến một số thể loại âm nhạc của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại như Hát Xoan Phú Thọ, Ca trù, Quan họ Bắc Ninh, Ví dặm Nghệ Tĩnh, Chầu văn, Xẩm, Bài chòi… cùng một số làn điệu như Dân ca Thanh Hóa, Hò sông Mã, hát chèo, Tuồng, Hát ru… Riêng thể loại Tân nhạc được trình bày bằng 2 phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh.

Các loại hình âm nhạc được chuyển thể từ bài thơ Con cháu Vua Hùng Toàn cầu đã được các Nghệ sĩ biểu diễn và được công chúng đón nhận trong thời gian qua

Bên cạnh đó, để lan tỏa dự án đến với đông đảo công chúng, Kỷ lục gia Trần Văn Mười cũng đã mang các tiết mục biểu diễn tới trực tiếp tại các sự kiện do các tổ chức, đơn vị tổ chức, nhất là các Trường học để các giáo viên – học sinh cùng tham gia, tham dự các sự kiện ghi hình của các Kênh/Đài Truyền hình quốc gia, địa phương…

Với tâm huyết, trải nghiệm và nhận thấy những kết quả thực chứng trong thời gian thực hiện, ông đã đúc kết và viết đề tài luận án Tiến sĩ Danh dự cho những kết quả từ quá trình thực hành, thực chứng của bản thân gửi tới Hội đồng Viện Đại học Kỷ lục Thế giới (WRU). 

Ngày 12/10/2023, sau một thời gian nghiên cứu, đánh giá đề tài, xem xét quá trình thực hành thực chứng của Kỷ lục gia, Hội đồng Viện Đại học Kỷ lục Thế giới – WRU đã chính thức có quyết định trao tặng bằng Tiến sĩ Danh dự đến Doanh nhân, Kỷ lục gia Trần Văn Mười ở nội dung: DOANH NHÂN SÁNG TÁC VÀ LÊN Ý TƯỞNG CHUYỂN THỂ THÀNH CÔNG BÀI THƠ “CON CHÁU VUA HÙNG TOÀN CẦU” THÀNH 18 LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT GỒM TÂN NHẠC VÀ CÁC THỂ LOẠI NHẠC DÂN GIAN TRUYỀN THỐNG CỦA VIỆT NAM ĐỂ BIỂU DIỄN.

Đó là sự ghi nhận thành tựu cả cuộc đời Kỷ lục gia, nơi họ đã thai nghén, tích lũy những bài học kinh nghiệm, những dấu ấn cá nhân, những tinh hoa trí tuệ và sáng tạo để kết tinh thành những tác phẩm, công trình Kỷ lục để đời. Từ đó, tiếp thêm động lực để họ phát triển, trở thành những người TRUYỀN CẢM HỨNG CHINH PHỤC VÀ DẪN ĐẦU cho thế hệ trẻ.

Trả lời