Giá tiêu hôm nay 16/1, loạt yếu tố bất lợi gây áp lực lên giá hồ tiêu, thời điểm sức mua của thị trường Trung Quốc tăng trở lại

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay 16/1 abc
Giá tiêu hôm nay 16/1, loạt yếu tố bất lợi gây áp lực lên giá hồ tiêu, khi nào sức mua của thị trường Trung Quốc tăng trở lại? (Nguồn: Case of Cooking)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 60.000 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 57.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (58.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (58.000 đ/kg); Bình Phước (59.000 đ/kg) và Bà Rịa – Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 60.000 đ/kg.

Theo Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế (IPC), vụ tiêu của Việt nam năm 2023 được đánh giá tốt dựa trên tình hình hiện tại (khảo sát đợt tiêu ra bông). Trồng mới rất ít. Tuy nhiên, nông dân đang trồng lại thay thế cây đã chết.

Tổ chức này cũng đánh giá, nhu cầu tại Đông Âu và Mỹ gần như được đảm bảo. Dự trữ dư thừa và sản lượng vụ mới sẽ tiếp tục gây gáp lực lên giá trừ khi Trung Quốc tham gia. Giá giao ngay giảm và do đó giá mua kỳ hạn cũng thấp trong chu kỳ tăng cơ bản. Một khi Trung Quốc mở cửa, giá có thể tăng.

Về những nguy cơ, theo IPC, đó là: Lãi suất tiếp tục tăng để kiềm chế lạm phát; xung đột Nga-Ukraine đẩy giá hàng hóa lên cao; Trung quốc đối mặt với bong bóng bất động sản; Khủng hoảng năng lượng châu Âu; Khủng hoảng tín dụng toàn cầu; Nguồn cung tiền để đầu cơ và nắm giữ cổ phiếu giảm.

Bên cạnh đó, việc đồng tiền tại quốc gia nhập khẩu châu Âu/Trung Đông đều mất giá, dẫn đến chi phí nhập khẩu cao hơn do đó nhu cầu giảm.

Ngoài ra, đồng tiền của các quốc gia sản xuất cũng mất giá, tạo sự hỗ trợ cho các nhà xuất khẩu.

Áp lực giảm giá hồ tiêu vẫn còn khi nhu cầu từ các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, trong khi vụ thu hoạch 2023 của Việt Nam đã cận kề và nguồn cung sẽ được bổ sung ra thị trường trong thời gian tới.

Theo đánh giá thị trường của công ty gia vị Nedspice, một số vùng sản xuất tiêu của Việt Nam đã bắt đầu thu hoạch sớm, kết hợp với vụ mùa tại Ấn Độ và Nam Brazil, có khả năng gây áp lực lên giá tiêu trong ngắn hạn.

Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226.000 tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.

Dự báo năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.

Nguồn tin: Giá tiêu hôm nay 16/1, loạt yếu tố bất lợi gây áp lực lên giá hồ tiêu, thời điểm sức mua của thị trường Trung Quốc tăng trở lại (baoquocte.vn)

Trả lời