Ngành nông nghiệp Hà Tĩnh: phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, hướng đến trở thành tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới

Ngành nông nghiệp Hà Tĩnh: phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, hướng đến trở thành tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới

Với chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo quyết liệt của Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, trong những năm qua, nhất là trong hơn 10 năm trở lại đây, nông nghiệp, nông thôn và nông dân Hà Tĩnh có sự khởi sắc với nhiều thành tựu.

Kết quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, quản lý nhà nước trên các lĩnh vực.Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn Ngành đạt trên 2,81%[1]. Tổng giá trị sản xuất (theo giá hiện hành) ước đạt trên 12.877 tỷ đồng (tăng 6,6% cùng kỳ), trong đó: Nông nghiệp 10.787 tỷ đồng (bằng 5,5% cùng kỳ), lâm nghiệp 623 tỷ đồng (tăng 11,9%), thủy sản 1.466 tỷ đồng (tăng 13,5%).

Về Trồng trọt và bảo vệ thực vật: Đã chủ động trong công tác phòng trừ bệnh đạo ôn cổ bông, triển khai có hiệu quả Đề án sản xuất vụ Xuân đạt kết quả cao. Thành lập các Tổ công tác kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn sản xuất tại cơ sở. Kịp thời ban hành, dồn sức chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2023 cơ bản đảm bảo diện tích đề ra.Về Chăn nuôi và Thú y, Kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống đói rét, dịch bệnh cho chăn nuôi; trình ban hành và triển khai Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2023; tiếp tục kiểm soát tốt các dịch bệnh, từ đầu năm đến nay chủ yếu xảy ra các điểm dịch nhỏ lẻ, được khoanh vùng, khống chế kịp thời[2]. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ tập trung, với tỷ lệ gia súc đưa vào giết mổ bình quân đạt 70%. Kiểm tra, đánh giá chứng nhận điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi, đến nay có 22/53 trang trại được cấp chứng nhận.

Về Lâm nghiệp, kiểm lâm,Tổ chức thực hiện kế hoạch Tết trồng cây, với kết quả trồng được trên 1,9 triệu cây, đạt 140% KH. Chuẩn bị tốt các nội dung làm việc với Đoàn kiểm tra, giám sát của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 04 của BCH Đảng bộ tỉnh. Tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, chủ rừng xây dựng và tổ chức thực hiện Kếhoạch, Phương án PCCCR năm 2023

theo đúng quy định[3]; thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra công tác PCCCR; bố trí lực lượng thực hiện nghiêm túc chế độ trực gác 24/24h.Về Thủy sản,Sở  Đã tổ chức 06 cuộc kiểm tra, kiểm soát tại các cảng cá, bến cá. Tham mưu ban hành Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, chuẩn bị làm việc với Đoàn thanh tra của EC lần thứ 4; Quy chế phối hợp quản lý, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu giám sát tàu cá và Quy trình xử lý dữ liệu giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên mất tín hiệu kết nối, vượt ranh giới cho phép trong quá trình hoạt động trên biển.

Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, tuần hoàn; quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, ATTP nông lâm thủy sản.Tiếp tục nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo hướng an toàn, hữu cơ, tuần hoàn, đến nay có trên 1.777,3 ha/250 cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận VietGAP, GlobalGAP và trên 201 ha lúa gạo, cam, bưởi hướng hữu cơ. Tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với các cơ sở bắt buộc) đạt 100% cơ sở[4]. Thẩm định cấp và cấp lại được 59 Giấy chứng nhận ATTP, lũy kế hiện có 511 Giấy chứng nhận ATTP còn hiệu lực; kiểm tra 1.259 lượt cơ sở, lấy 338 mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng, ATTP, phát hiện và xử lý 35 cơ sở vi phạm với tổng số tiền 190,85 triệu đồng[5]. Phối hợp Sở Công thương tổ chức 02 gian hàng tại Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 5; hỗ trợ hơn 20 cơ sở sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản đưa hơn 100 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Voso, Postmart,…

Về Phát triển nông thôn Thành lập mới 5 HTX, nâng tổng số HTX nông nghiệp lên 600 HTX. Thực hiện chương trình NTM: Hoàn thành tham mưu, tổ chức Hội nghị đánh giá giữa kỳ thực hiện Đề án thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; tập trung chỉ đạo các xã, huyện củng cố các chỉ tiêu, tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 và đôn đốc thực hiện các nội dung, chỉ tiêu trong Đề án Thí điểm xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM; làm việc với Đoàn công tác Văn phòng Điều phối NTM Trung ương, đôn đốc các sở hoàn thành xây dựng, trình ban hành kế hoạch thực hiện các chương trình chuyên đề trong NTM; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các Bộ Tiêu chí NTM….

Về Thủy lợi, phòng chống thiên tai, nước sạch,Điều tiết, cấp nước tưới cho 56.940 ha lúa vụ Xuân, đạt 100% KH. Thực hiện tốt phong trào ra quân làm thủy lợi nội đồng với kết quả nạo vét, duy tu, sửa chữa 3.297km kênh mương tưới, tiêu các loại, kiên cố hóa 21 km kênh mương, sửa chữa 49 công trình đầu mối hồ đập, 434 cống tưới tiêu các loại và 73 trạm bơm. Kiểm tra, rà soát công tác quản lý, vận hành các hồ chứa, công trình thủy lợi; thẩm định, trình UBND tỉnh ban hành Quy trình vận hành các hồ chứa nước theo quy định. Về Công tác khuyến nông, chuyển giao khoa học công nghệ,Triển khai xây dựng, nhân rộng 14 mô hình thuộc Kế hoạch khuyến nông năm 2023 đảm bảo đúng tiến độ; xây dựng và phát sóng 26 chuyên mục nông nghiệp nông thôn vào tối thứ 4 hàng tuần và 04 phóng sự chuyên đề[6], phối hợp với Đài Truyền hình tỉnh triển khai chương trình đồng hành cùng nhà nông phát sóng trực tiếp vào chiều chủ nhật hàng tuần; thực hiện 2 bản tin thời tiết nông vụ trong 1 tuần.

Công tác thẩm định, quản lý xây dựng công trình: Từ đầu năm đến nay, đã kiểm tra công tác quản lý thi công xây dựng 4 công trình và công tác nghiệm thu 9 công trình; tham mưu ý kiến góp ý thẩm định Chủ trương đầu tư cho 10 dự án; tham mưu góp ý về Dự án Tăng cường tiêu thoát lũ hạ du hồ Kẻ Gỗ; báo cáo xử lý tồn tại, vướng mắc liên quan đến dự án đường Lâm nghiệp GĐ1; kiểm tra, phối hợp tham mưu các nội dung liên quan đến công trình hồ chứa Rào Trổ; tham mưu các nội dung liên quan về chuyên ngành thực hiện Dự án Đường bộ cao tốc Bắc Nam đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.Về Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, thanh tra, kiểm tra,Kiện toàn đầu mối tham mưu Chuyển đổi số, Tổ Công tác, Tổ giúp việc; ban hành và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023; đầu tư 01 phòng họp trực tuyến hội trường lớn Cơ quan Sở và 08 phòng họp trực tuyến cho các ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, ban cảng cá; triển khai nhiệm vụ mua sắm lắp đặt hệ thống camera giám sát, cảnh báo rừng năm 2023 sau khi được UBND tỉnh đồng ý chủ trương; tổ chức 01 tập huấn cập nhật, chuẩn hóa dữ liệu thông tin, phục vụ kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia; ban hành Quy chế quy chế bảo đảm an toàn, an ninh mạng Hệ thống Mạng nội bộ.

Về mục tiêu tăng trưởng (trên 2,5%), hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu sản xuất (theo Quyết định số 2309 ngày 10/11/2022 của UBND tỉnh): Lúa Hè Thu đạt trên 22,3 vạn tấn; sản lượng các cây trồng cạn đạt thêm trên 71.300 tấn, sản lượng cam 81.000 tấn, bưởi Phúc Trạch 37.600 tấn, chè công nghiệp trên 13.000 tấn.

Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới với những kết quả quan trọng. Phấn đấu đến cuối năm 04 xã còn lại huyện Hương Khê đều đạt chuẩn NTM, huyện Lộc Hà được Trung ương công nhận đạt chuẩn huyện NTM và thị xã Kỳ Anh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; có thêm 25 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 06 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; huyện Kỳ Anh cơ bản đạt chuẩn NTM…

Với mục tiêu của Hà Tĩnh là trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước. Đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Chuyển đổi số trở thành chìa khóa để Hà Tĩnh lập nên những kỳ tích mới, tạo nên những thay đổi đáng kể cho tỉnh. Vì vậy, để phát triển ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới việc tập trung, đẩy mạnh chuyển đổi số được coi là nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược.

 

Trả lời