VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ

Vườn quốc gia Bạch Mã –  Kho báu ‘di sản thiên nhiên’

Vườn quốc gia Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn Bắc, có nhiều dãy núi với các đỉnh cao trên 1.000m chạy ngang theo hướng từ Tây sang Đông.Rừng quốc gia Bạch Mã có tổng diện tích gần 37.500 ha, là một khu rừng nguyên sinh rộng lớn, có 2373 loài thực vật cùng 1715 loài động vật đa dạng, trong đó gồm nhiều loài quý hiếm, nằm trong sách đỏ Việt Nam. Du lịch Huế có thể thú vị hơn rất nhiều khi bạn thử đi chinh phục núi Bạch Mã, nơi có vườn quốc gia Bạch Mã với hệ sinh thái đa dạng, thiên nhiên tươi đẹp, cùng nhiều hoạt động mạo hiểm đầy lý thú. Vườn quốc gia Bạch Mã được mệnh danh là thiên đường trên mặt đất dành cho những ai yêu thích khám phá thiên nhiên. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với hệ sinh thái quý hiếm mà còn bởi vẻ đẹp tự nhiên vô cùng quyến rũ. 

Vườn quốc gia Bạch Mã là điểm du lịch sinh thái trải dài trên ba huyện: huyện Phú Lộc và huyện Nam Đông thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, còn huyện Đông Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, với hệ sinh thái cực kỳ phong phú và hấp dẫn, trong đó, nhiều loài động vật và thực vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.

Ngoài ra, du khách đến đây còn choáng ngợp bởi vẻ đẹp kỳ vĩ của bức tranh thiên nhiên miền Trung. Từ trên cao nhìn xuống, bạn sẽ thấy Vườn quốc gia Bạch Mã hiện ra như một gạch nối ngang của Việt Nam chạy từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào.

Trên hành trình khám phá Vườn quốc gia Bạch Mã, bạn có thể dừng chân tại vọng Hải Đài, thác Đỗ Quyên, kiệt tác thiên nhiên Ngũ Hồ, các biệt thự Pháp cổ, hay Khu du lịch Bạch Mã Village nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Bạch Mã. Vườn quốc gia Bạch Mã sở hữu độ cao 1450m so với mực nước biển, nằm gần dãy núi Trường Sơn hùng vĩ và chỉ cách biển Đông khoảng 10km. Khu rừng nguyên sinh này có đến hơn 2000 loài thực vật và hơn 1500 loài động vật, trong đó, hơn 90 loài được xếp loại quý hiếm, hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Theo các tài liệu lịch sử, Vườn quốc gia Bạch Mã được khai phá bởi kỹ sư trưởng người Pháp M.Girard từ năm 1932, và đến năm 1945, nơi đây trở thành khu nghỉ dưỡng nổi tiếng cho giới quý tộc Huế và quan chức Pháp lúc bây giờ. Đến năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ký quyết định thành lập Vườn quốc gia Bạch Mã – khu rừng nguyên sinh cần được bảo tồn đặc biệt. Tiến sĩ Nguyễn Vũ Linh (Giám đốc VQG Bạch Mã) thông tin, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn đối với những người yêu thích xem chim hoặc chụp ảnh về chim. “Đến nay, các nhà khoa học đã ghi nhận có hơn 363 loài chim tại đây, chiếm gần 40% tổng số loài chim của cả nước, trong đó có nhiều loài nguy cấp, quý hiếm được ghi trong Sách đỏ Việt Nam”. Tiến sĩ Linh nói. Bạch Mã được biết đến là một trong 30 khu bảo tồn động – thực vật đã được xếp hạng cấp Quốc gia. Vườn quốc gia Bạch Mã là nơi lưu trữ và bảo tồn của 2.147 loài, trong đó có một số loài quý hiếm như hoàng đàn giả, trầm hương.

Hệ sinh thái phong phú, đa dạng cùng những bí ẩn dưới cánh rừng già đã đưa vườn Quốc gia Bạch Mã trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ mỗi khi du khách có dịp ghé thăm xứ Huế mộng mơ. Mang trong mình vẻ đẹp kỳ vĩ của bức tranh thiên nhiên miền Trung, đây cũng chính là  là dải rừng nguyên sinh duy nhất của Việt Nam nối ngang đất nước từ biển Đông đến biên giới Việt – Lào.

Đến với Vườn Quốc gia Bạch Mã, du khách sẽ có dịp khám phá những tuyến đường mòn nằm ẩn mình giữa thiên nhiên kỳ thú và là tuyến giao thông huyết mạch nối liền những điểm tham quan tại đây như đường mòn Trĩ Sao, nơi có nhiều chim trĩ sao sinh sống, đường mòn Đỗ Quyên, Ngũ Hồ hay Vọng Hải Đài..Khi đến với những tuyến đường mòn này du khách có sở thích đi du lịch sinh thái có thể thỏa thích khám phá, tham quan hệ sinh thái của vườn quốc gia, chiêm ngưỡng những cây cổ thụ lâu năm có tên trong sách đỏ Việt Nam tại đường mòn Chò đen dài 300m.Vườn Quốc gia Bạch Mã đã trở thành một trong những điểm đến vô cùng “hút khách” mà ngành du lịch Huế luôn tự hào.

Trả lời