Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Tự hào là một sĩ quan quân đội

Môi trường quân đội đã giúp tôi trưởng thành, có cơ hội được cống hiến tri thức, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức của tuổi trẻ.
Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Tự hào là một sĩ quan quân đội
Đại úy Vũ Nhật Hương luôn cảm thấy tự hào là một sĩ quan quân đội. (Ảnh: NVCC)

Tự hào khi khoác lên mình bộ quân phục xanh

Khoác trên mình bộ quân phục xanh, tôi hiểu được rằng mình đang khoác trên mình niềm tự hào khi là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Mỗi năm tới dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của quân đội, tôi cảm thấy biết ơn những cống hiến của thế hệ đi trước. Đặc biệt, môi trường quân đội đã giúp tôi trưởng thành, có cơ hội được cống hiến tri thức, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức của tuổi trẻ. Qua đó, bản thân tôi càng thêm trân trọng và mong muốn được tiếp nối, phát triển trên chặng đường binh nghiệp tương lai.

Theo cách tôi hiểu, đối với thanh niên thời bình, hai chữ “hòa bình” được tái hiện và được trân trọng thông qua những thước phim tài liệu quý giá mà lịch sử hào hùng đã để lại. Với cá nhân tôi, khi bản thân nhận nhiệm vụ ở Cộng hòa Trung Phi – một quốc gia đang còn trên con đường đi tìm giá trị của “hoà bình”, tôi càng cảm thấy trân quý hơn những gì mà lịch sử của quê hương, đất nước đã dành cho thế hệ của mình.

“Hòa bình, độc lập, tự do” là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Ý thức dân tộc, lòng yêu nước là giá trị rất quan trọng đối với mỗi người dân trong việc xây dựng đất nước thành quốc gia phát triển, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc và bồi dưỡng lòng yêu nước, đặc biệt cho thế hệ trẻ, có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay.

Với tôi, việc giáo dục truyền thống, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ là hướng tới xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để xây dựng, kiến thiết đất nước.

Trong bối cảnh khoa học và tri thức ngày càng có tầm quan trọng to lớn, người trẻ dần trở thành lực lượng lao động quan trọng, là một phần tất yếu của cuộc sống, phát triển và hạnh phúc của mỗi người, sự thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc.

Như chúng ta đã biết, trong điều kiện hiện nay, giáo dục truyền thống còn giúp cho thế hệ trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong học tập, lao động, đời sống; tinh thần vươn lên, lập thân, lập nghiệp, tạo công ăn việc làm, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; tinh thần đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…

Muốn vậy, thế hệ kế tiếp hôm nay càng phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để từ đó tiếp tục bồi đắp truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Như vậy, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn là giá trị cốt lõi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao tinh thần yêu nước và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Đại úy Vũ Nhật Hương bên các em nhỏ ở Cộng hòa Trung Phi. (Ảnh: NVCC)

Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Tự hào là một sĩ quan quân đội

ĐẠI UÝ VŨ NHẬT HƯƠNG*
Môi trường quân đội đã giúp tôi trưởng thành, có cơ hội được cống hiến tri thức, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức của tuổi trẻ.
Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Tự hào là một sĩ quan quân đội
Đại úy Vũ Nhật Hương luôn cảm thấy tự hào là một sĩ quan quân đội. (Ảnh: NVCC)

Tự hào khi khoác lên mình bộ quân phục xanh

Khoác trên mình bộ quân phục xanh, tôi hiểu được rằng mình đang khoác trên mình niềm tự hào khi là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Mỗi năm tới dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của quân đội, tôi cảm thấy biết ơn những cống hiến của thế hệ đi trước. Đặc biệt, môi trường quân đội đã giúp tôi trưởng thành, có cơ hội được cống hiến tri thức, bản lĩnh, dám đương đầu với những thách thức của tuổi trẻ. Qua đó, bản thân tôi càng thêm trân trọng và mong muốn được tiếp nối, phát triển trên chặng đường binh nghiệp tương lai.

Theo cách tôi hiểu, đối với thanh niên thời bình, hai chữ “hòa bình” được tái hiện và được trân trọng thông qua những thước phim tài liệu quý giá mà lịch sử hào hùng đã để lại. Với cá nhân tôi, khi bản thân nhận nhiệm vụ ở Cộng hòa Trung Phi – một quốc gia đang còn trên con đường đi tìm giá trị của “hoà bình”, tôi càng cảm thấy trân quý hơn những gì mà lịch sử của quê hương, đất nước đã dành cho thế hệ của mình.

“Hòa bình, độc lập, tự do” là ba từ thiêng liêng mà dân tộc ta đã phải đánh đổi bằng mấy ngàn năm lịch sử gian khổ và hào hùng. Ý thức dân tộc, lòng yêu nước là giá trị rất quan trọng đối với mỗi người dân trong việc xây dựng đất nước thành quốc gia phát triển, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc. Đồng thời, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc và bồi dưỡng lòng yêu nước, đặc biệt cho thế hệ trẻ, có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống ngày nay.

Với tôi, việc giáo dục truyền thống, niềm tự hào, tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ là hướng tới xây dựng một lối sống Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đồng thời, kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống, đạo đức cách mạng của dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để xây dựng, kiến thiết đất nước.

Trong bối cảnh khoa học và tri thức ngày càng có tầm quan trọng to lớn, người trẻ dần trở thành lực lượng lao động quan trọng, là một phần tất yếu của cuộc sống, phát triển và hạnh phúc của mỗi người, sự thịnh vượng của các quốc gia, dân tộc.

Như chúng ta đã biết, trong điều kiện hiện nay, giáo dục truyền thống còn giúp cho thế hệ trẻ có tinh thần dám nghĩ, dám làm, sáng tạo trong học tập, lao động, đời sống; tinh thần vươn lên, lập thân, lập nghiệp, tạo công ăn việc làm, làm giàu chính đáng cho mình và cho xã hội; tinh thần đấu tranh với tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí…

Muốn vậy, thế hệ kế tiếp hôm nay càng phải ra sức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Để từ đó tiếp tục bồi đắp truyền thống lịch sử, niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Như vậy, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ luôn là giá trị cốt lõi đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao tinh thần yêu nước và cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Tự hào là một sĩ quan quân đội

 

Đại úy Vũ Nhật Hương bên các em nhỏ ở Cộng hòa Trung Phi. (Ảnh: NVCC)

Trân trọng giá trị của hòa bình!

Những năm gần đây, thanh niên Việt Nam đang ngày càng chủ động phát huy kiến thức, đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào những vấn đề chung của thế giới, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam tới bạn bè quốc tế về Việt Nam – một đất nước hòa bình và nhân ái.

Khi thực hiện nhiệm vụ quốc tế, các cán bộ trẻ quân đội luôn thể hiện rõ vai trò quan trọng trong bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thông qua việc tích cực quảng bá giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ ở trong nước và quốc tế. Tích cực, chủ động triển khai hoạt động đối ngoại quốc phòng, trở thành những “đại sứ văn hóa”, góp phần quảng bá bản sắc văn hóa dân tộc, mang giá trị của phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, ý chí và khát vọng hòa bình của Việt Nam ra thế giới.

Nhắc tới quân nhân, nhắc tới những “bông hồng thép” hẳn nhiều người sẽ nghĩ tới cứng nhắc, khô khan và ít màu sắc của sự mềm mại. Nhưng chắc chắn mọi người sẽ nhìn ra sự mạnh mẽ, rắn rỏi, cảm phục và dành nhiều tình cảm cho những bông hồng thép ấy. Tôi thấy may mắn khi mình là một quân nhân và may mắn hơn nữa khi tuổi trẻ của mình được thử thách bản thân ở nhiệm vụ không phải ai cũng có cơ hội được trải nghiệm, đó là tới châu Phi – vùng đất nghèo, nhiều thiếu thốn để làm nhiệm vụ quốc tế.

Tôi là một người trẻ, sinh ra và lớn lên ở thời bình, nói chính xác hơn là thế hệ 9X của tôi là thời điểm đất nước đang trên đà ngày một phát triển. Những câu chuyện qua lời kể của ông bà, cha mẹ về cái thời “ngày xưa” thật khó có thể tưởng tượng ra khó khăn, vất vả đó là gì.

Và đến năm 30 tuổi, tôi đã được trải nghiệm và thấm thía phần nào những câu chuyện “ngày xưa” ấy. Một năm tại mảnh đất châu Phi đã cho bản thân tôi trưởng thành hơn trong công việc, rắn rỏi hơn trong nhận thức cũng như trưởng thành hơn từng ngày. Sau chuyến đi này tôi thấy trân trọng hơn giá trị của hòa bình.

Giới trẻ ngày nay đang trong thời kỳ hội nhập với thời đại 4.0, cần nâng cao năng lực, luôn ý thức được sự cần thiết trong việc xây dựng thời đại mới ngày càng tiến bộ, đủ bản lĩnh, năng lực, tự tin và sẵn sàng hội nhập quốc tế, hoàn thành trách nhiệm, sứ mệnh của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu.

*Đại úy Vũ Nhật Hương, Trợ lý Phòng Hợp tác quốc tế, Cục Gìn giữ hoà bình Việt Nam; nguyên Sĩ quan Truyền thông, Phòng Truyền thông, Phái bộ Gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, Cộng hoà Trung Phi (MINUSCA) nhiệm kỳ 2021-2022.

Nguồn tin: Kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12): Tự hào là một sĩ quan quân đội (baoquocte.vn)

Trả lời