Mỗi lần kỷ niệm là một lần nhìn lại

Mỗi một lần kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng 21/6 là một lần mỗi người làm báo nhìn lại hành trình làm báo của mình trong một năm. Đây chính là dịp để tri ân những nhà báo lão thành và cũng là dịp để những cây bút trẻ nhìn lại những đóng góp của mình cho nền báo chí cách mạng nước nhà.

Mỗi lần kỷ niệm là một lần nhìn lại

Báo chí Cách mạng nước ta đã đi qua 98 năm với rất nhiều dấu mốc quan trọng và chuẩn bị hướng đến dấu mốc 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam vào năm 2025. Báo chí đã và đang ghi lại tất cả những sự việc có trong cuộc sống hằng ngày cũng như những sự kiện quan trọng của đất nước. Góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển xây dựng đất nước.

Đằng sau sự phát triển của những mặt báo chính là sự cống hiến và hi sinh thầm lặng của những người làm báo. Không quản ngại khó khăn vất vả để đưa đến cho bạn đọc những thông tin chính xác, nhanh chóng và tin cậy nhất. Chính vì thế mà hàng năm luôn có những giải báo chí để khích lệ tinh thần của người làm báo. Lớn nhất trong năm đó chính là giải Báo chí Quốc gia, giải Diên Hồng và nhiều cuộc thi khác do các cơ quan báo tự tổ chức.

Những cuộc thi không những khích lệ tinh thần của những người tham dự mà nó còn là động lực để cho những cây bút trẻ có động lực để noi theo. Bởi mỗi tác phẩm đều phản ánh chất thực những sự kiện lớn, những vấn đề quan trọng của đất nước theo những cách nhìn khác nhau. Nhưng vẫn luôn đảm bảo được câu nói nổi tiếng của cố nhà báo Hữu Thọ khi nói về nghề báo cao quý “Mắt sáng – Lòng trong – Bút sắc”.

Tuy nhiên, trong thời đại số hiện nay thì yêu cầu dành cho những người làm báo càng khắt khe hơn. Bởi trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thì không chỉ tìm kiếm thông tin mà việc sàng lọc và kiểm chứng thông tin càng phải cẩn thận hơn. Đặc biệt với sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội mới với nhiều thông tin chưa được kiểm chứng. Yêu cầu đặt ra cho mỗi người làm báo phải thực sự tỉnh táo trong việc đưa tin để từ đó mới có thể giữ vững được niềm tin trong lòng độc giả.

Ngoài ra trong bối cảnh tình hình thế giới liên tục có những biến động nhanh, khó lường, phức tạp, tác động lớn trên quy mô toàn cầu thì ngoài sự bám sát chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thì trách nhiệm của mỗi người làm báo càng phải nâng cao hơn nữa. Nhiều cơ quan báo chí cũng đã đổi mới phương thức làm báo, đặc biệt là việc đưa tin lên các nền tảng truyền thông khác nhau để tăng khả năng tiếp cận với công chúng, từng bước thực hiện chuyển đổi số báo chí.

Bên cạnh những tấm gương tiêu biểu với phẩm chất đạo đức trong sáng, giàu tinh thần cống hiến, không ngại khó khăn, luôn nổ lực để tìm ra những tin tức có lợi cho đất nước và nhân dân thì cũng có những hành vi tiêu cực, đáng lo ngại trong tập thể những người làm báo. Đó là việc đưa thông tin sai sự thật, thổi phồng, bóp méo sự thật theo những mục đích không trong sáng.

Để không làm mất niềm tin của công chúng vào báo chí cũng là một cách để nhắc nhở trách nhiệm của những người làm báo thì trên cơ sở thực hiện Luật Báo chí năm 2016, Hội Nhà báo Việt Nam đã ban hành 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. Không chỉ yêu cầu khắt khe với những người làm báo, mà mỗi độc giả cũng cần phải là một người đọc văn minh. Chung sức cùng đội ngũ làm báo xây dựng một môi trường thông tin lạnh mạnh để thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội.

10 điều quy đinh đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam:

Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật ;Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của cơ quan báo chí nơi công tác.

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công lý và lẽ phải. Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người. Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân.

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác.

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại.

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên, đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo.

Nguồn tin: Mỗi lần kỷ niệm là một lần nhìn lại (suckhoemoitruong.com.vn)

Trả lời