Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt?

Khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm, không được bỏ sót, bỏ lọt hành vi vi phạm, các trường hợp không chấp hành việc kiểm soát, cản trở, mọi hành vi lăng mạ, chống đối phải xử lý theo quy định của pháp luật…

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an vừa ban hành Kế hoạch tuần tra, kiểm tra, kiểm soát vi phạm nồng độ cồn trên đường bộ, đường sông, đường sắt. Thời gian thực hiện Kế hoạch từ 1.3 – 14.12.2023.

Theo Cục Cảnh sát giao thông, kế hoạch nhằm tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề “Người điều khiển phương tiện giao thông, đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và công nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn”.

Kế hoạch trên nhằm tạo chuyển biến tích cực và hình thành thói quen, văn hóa “đã uống rượu, bia không lái xe”.

tm-img-alt
Lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn trên đường thuỷ. Ảnh: Cục CSGT

Việc kiểm tra, xử lý vi phạm theo chuyên đề phải được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, có tác dụng răn đe, giáo dục, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức chấp hành các quy định pháp luật của người dân khi tham gia giao thông; đồng thời, phát hiện những tồn tại, bất cập và kiến nghị các biện pháp trong công tác quản lý, đào tạo người lái xe.

Theo đó, trên tuyến đường bộ các đơn vị CSGT được giao làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm thành lập Tổ chuyên đề để thực hiện việc xử lý vi phạm theo kế hoạch này trên tuyến, địa bàn được giao.

Đồng thời, thường xuyên thay đổi thời gian, phương thức hoạt động, công khai kết hợp với hóa trang khi kiểm soát nồng độ cồn gần khu vực nhà hàng, quán ăn, các điểm tổ chức sự kiện,… trên các tuyến đường hoặc dừng kiểm soát tại những khu vực, tuyến, địa bàn trọng điểm, nhất là các địa bàn giáp ranh.

Khi phát hiện vi phạm phải xử lý nghiêm, không được bỏ sót, bỏ lọt hành vi vi phạm, các trường hợp không chấp hành việc kiểm soát, cản trở, mọi hành vi lăng mạ, chống đối phải xử lý theo quy định của pháp luật…

Trong quá trình xử lý vi phạm, đối với người vi phạm là công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, đảng viên thì ngoài việc xử lý vi phạm, phải thông báo về cơ quan, đơn vị, tổ chức đảng để xử lý theo quy định.

Thông qua công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, chủ động phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, vận chuyển ma túy, hàng lậu, gian lận thương mại…

Nồng độ cồn bao nhiêu thì bị xử phạt ?

Theo quy định hiện hành, chỉ cần phát hiện trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ thì người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm. Nói cách khác nếu dụng cụ đo cho chỉ số nồng độ cồn > 0 thì các lái xe đều bị xử phạt.

Nhận định này xuất phát từ các quy định sau đây:

Thứ nhất, khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019, người tham gia giao thông bị nghiêm cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Do đó, chỉ cần có nồng độ cồn khi sử dụng phương tiện ô tô, xe máy, máy kéo, xe đạp,… tham gia giao thông, người tham gia giao thông đều bị coi là vi phạm quy định cấm nêu trên.

Thứ hai, mức phạt cụ thể đối vi phạm nồng độ cồn tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP được quy định như sau:

tm-img-alt

Theo quy định này, chỉ cần kiểm tra mà thấy có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở thì người điều khiển phương tiện đều bị phạt vi phạm giao thông.

Ăn hoa quả, thực phẩm lên men có bị thổi phạt nồng độ cồn?

Thực tế, không chỉ có rượu, bia mà một số thực phẩm như nho, sầu riêng, chuối, trái cây lên men, siro cảm cúm… cũng có khả năng để lại nồng độ cồn trong cơ thể. Tuy nhiên lượng cồn này thường rất nhỏ và rất khó phát hiện bằng máy đo nồng độ cồn.

Tuy nhiên do cơ địa, bệnh tật, do mắc hội chứng tự lên men rượu tại ruột cũng có một vài trường hợp hiện nồng độ cồn sau khi sử dụng các thực phẩm lên men.

Vì thế, người tham gia giao thông cũng không cần quá lo lắng về việc bị phạt nồng độ cồn sau khi ăn hoa quả, thực phẩm lên men. Bởi về nguyên tắc, Cảnh sát giao thông chỉ xử phạt vi phạm đối với trường hợp có nồng độ cồn trong máu hoặc trong hơi thở do uống rượu, bia.

Trong nội bộ lực lượng Cảnh sát giao thông cũng đã có sự quán triệt, với những trường hợp xác định là vô tình có nồng độ cồn không phải do uống rượu bia, khi đó người vi phạm có thể ngồi nghỉ, đợi thổi lại nồng độ cồn trong khí thở hoặc có thể đề nghị chuyển sang đo nồng độ cồn trong máu.

Phía Cảnh sát giao thông cũng cho biết, công dân có quyền giải trình về hành vi của mình. Do đó, nếu không uống rượu, bia mà bị phát hiện có nồng độ cồn, tài xế cần giải thích lý do và xin nghỉ ngơi thêm 10 đến 15 phút sau đó thổi nồng độ cồn cồn lần hai hoặc xin đổi sang hình thức xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Độ cồn gây ra bởi thực phẩm lên men sau khi ăn vốn đã ít lại được chuyển hóa nhanh trong cơ thể nên chỉ cần ngồi nghỉ ngơi một lát rồi thổi lại nồng độ cồn thì sẽ cho chỉ số bằng 0.

Hay như với lựa chọn xét nghiệm máu, do lượng cồn từ hoa quả lên men rất thấp nên kết quả xét nghiệm máu thường cũng sẽ cho chỉ số bằng 0. Nhờ đó, tài xế sẽ không bị xử phạt.

Trả lời